Quay về
Trang chủ

8 loại chứng từ vận chuyển phổ biến trong giao vận hàng hóa


Trong vận chuyển hàng hóa, chứng từ vận chuyển là vận đơn, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương khác.

Ngành vận tải đường bộ ngày càng phát triển, ngoài yếu tố giá rẻ các chủ hàng và chủ xe còn đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của hàng hóa.

Để hoạt động giao vận hàng hóa được an toàn và thành công, các chứng từ vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp kiểm soát hàng hóa dễ dàng lại đảm bảo quyền lợi cho cả chủ hàng và chủ xe.

Hãy cùng xem 8 loại chứng từ phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!

 

Mục lục:

5. Giấy vào phố cấm

 


1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Để quá trình chuyển hàng được an toàn và đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và chủ xe, không thể không kể đến Hợp đồng Vận chuyển Hàng hóa. Đây là biên bản ghi lại những thông tin hai bên đã thỏa thuận khi có nhu cầu thuê xe tải chở hàng. Các thông tin cần phải có trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa là: thông tin, mã số thuế của hai bên, khối lượng, thời gian vận chuyển, loại xe, giá thuê xe, trách nhiệm của 2 bên khi thực hiện vận chuyển.

Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
 

2. Hợp đồng thuê tài xế

Kinh doanh vận tải hay cần giao hàng đi các tỉnh, chắc chắn bạn cần thuê tài xế hoặc tuyển dụng vị trí lái xe. Hợp đồng thuê tài xế là hợp đồng của hai bên chủ xe và tài xế ký kết sau khi tuyển dụng vào vị trí này. Trong hợp đồng có các thông tin:

  • Thông tin liên hệ của bên thuê tài xế và bên tài xế

  • Thời gian và địa điểm làm việc

  • Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên

  • Nội dung hợp đồng

  • Thời hạn hợp đồng

  • Tiền lương

Là một người hành nghề tự do, lái xe hay một doanh nghiệp vận tải bạn nên sử dụng hợp đồng thuê lái xe để “ràng buộc” trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên.
 

3. Lệnh điều xe

Giấy điều lệnh xe hay còn gọi là lệnh điều động vận chuyển hàng hóa nội bộ. Đây là  một loại giấy tờ cần thiết khi di chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Giấy điều lệnh xe dùng để di chuyển hàng hóa giữa các kho ở vị trí địa lý khác nhau bằng phương tiện vận chuyển nào đó.

Hàng hóa rất có thể bị tịch thu vì không đủ điều kiện bán ra thị trường nếu thiếu giấy điều lệnh xe này.

Trong giấy điều lệnh xe cần có những nội dung như:

  • Điểm đi

  • Điểm đến

  • Lý do điều động

  • Tên loại hàng

  • Số Lượng

Mẫu lệnh điều động

 

4. Giấy đi đường

Giấy đi đường được sử dụng để cấp cho mỗi chuyến hàng, chuyến xe và làm chứng từ cho phương tiện vận chuyển đi các tỉnh. Mỗi nơi sẽ có những mẫu giấy đi đường khác nhau, tuy nhiên về cơ bản giấy đi đường gồm có những thông tin sau:

  • Lộ trình: Điểm đi - điểm đến

  • Phương tiện sử dụng

  • Số ngày công tác

  • Lý do lưu trú

Nhờ giấy đi đường mà hành trình của chuyến xe được xác minh rõ ràng và dễ kiểm soát hơn.

Mẫu giấy đi đường

 

5. Giấy phép vào phố cấm

Giấy phép vào phố cấm để tránh trường hợp điều khiển phương tiện giao thông đi không đúng tuyến và thời gian quy định và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Các chủ phương tiện cũng như người lái xe phải đến các đến Đội CSGT trên các tuyến quốc lộ hướng phương tiện cần vào các tuyến đường trong nội thành Hà Nội để làm thủ tục xin giấy phép vào phố cấm.

Mẫu giấy phép vào phố cấm
 

6. Biên bản giao nhận hàng hóa

Biên bản giao nhận hàng hóa hay còn gọi là biên bản bàn giao hàng hóa. Biên bản này được sử dụng sau khi làm hợp động vận chuyển hàng hóa. Bên công ty vận tải sẽ phải có trách nhiệm giao hàng theo đúng địa chỉ, thời gian ghi trên hợp đồng. Sau khi nhận được hàng, chủ hàng sẽ ký nhận biên bản giao hàng cho đúng thủ tục trong mua bán.

 

 

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa
 

7. Biên bản bàn giao xe

Biên bản giao nhận xe nhằm xác định việc giao nhận đối với một chiếc xe nào đó. Để đảm bảo vấn đề pháp lý về tài sản và tránh những rủi ro về việc bàn giao tài sản cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Nội dung của biên bản bàn giao xe gồm:

  • Thông tin của bên giao và bên nhận

  • Ngày giao xe

  • Các thông tin của xe: số máy, màu sơn. số khung…

  • Tình trạng xe

  • Bộ hồ sơ xe

  • Giấy tờ đã đăng ký

  • Xác nhận của hai bên

Mẫu biên bản bàn giao xe
 

8. Biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn thành một công việc nào đó được 2 bên tham gia. Trong giao vận hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng được ký sau khi kết thúc quá trình giao hàng có thể theo chuyến hoặc theo tháng, quý, năm.. Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng sẽ xã nhận lại số lượng, chất lượng, khối lượng và những phát sinh khác sau khi hoàn tất việc giao hàng. Biên bản thanh lý hợp đồng phải có chữ ký của cả chủ xe và chủ hàng mới là biên bản hợp lệ.

 

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

 


Trên đây là 8 loại chứng từ vận chuyển phổ biến trong giao nhận hàng hóa. Hãy sử dụng hợp lý những loại giấy này để chuyến hàng của bạn luôn được an toàn.

Bạn cần đơn vị vận chuyển có đầy đủ các loại chứng từ trên?

Vậy thì liên hệ ngay với NetLoading nhé! Chúng tôi sẽ kết nối bạn đến những đơn vị vận tải uy tín, giấy tờ, hợp đồng hồ sơ đầy đủ giúp chuyến hàng của bạn luôn được đảm bảo. Hơn nữa, bạn còn có thể tiết kiệm đến 50% cước phí vận tải khi thuê xe chiều về tại NetLoading.

Nhanh tay truy cập website https://netloading.vn/ để thuê xe.


→ Chi tiết: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí