Quay về
Trang chủ

Quy định về luật giao thông đường bộ mới nhất


Thực trạng giao thông tại Việt Nam

Đã từ rất lâu, giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối ở những thành phố, đô thị lớn, không riêng gì ở Việt Nam. Tắc đường và ùn tắc giao thông là một trong những vấn đề gây bức xúc cho những ngườ dân.

Tại Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân khách quan như cở sở hạ tầng, đường xá chưa phát triển, luật pháp chưa đủ mang tính răn đe tuy nhiên cũng do một phần không nhỏ ý thức của một số người tham gia giao thông. Đã có rất nhiều giải pháp, chỉ thị, chiến dịch được đề ra để giải quyết nhưng đều chưa thực sự triệt để. Chỉ sau một thời gian, mọi thứ lại đâu vào đấy. Thật không khó để có thể bắt gặp những trường hợp vi phạm luật giao thông trên mỗi nẻo đường. Và nổi bật trong những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023 là tình trạng uống rượu bia gây tai nạn liên hoàn và nghiêm trọng.

Vậy để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần có sự cố gắng của nhà nước, luật pháp mà còn từ chính ý thức của những người tham gia giao thông. Hãy tuyệt đối tuân thủ luật giao thông đường bộ dưới đây để đem lại sự an toàn cho chính bạn và người thân nhé!

Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2008 đã được ban hành cách đây 10 năm, nhưng đến nay, đây vẫn là luật “xương sống” điều chỉnh lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy vậy, rất nhiều người tham gia giao thông vẫn cố tình bỏ qua hoặc chủ quan không chấp hành.

So với bộ luật cũ, Luật Giao thông đường bộ 2019 cũng có những điều chỉnh mới mà nhất định ai cũng phải xem. Những điều chỉnh này bao gồm: 

Luật GTĐT mới nhất

  1. Quy định về đèn vàng

  2. Quy định về vượt xe

  3. Quy định về cấm lùi

  4. Quy định về dừng, đỗ xe

  5. Xe chữa cháy được đi trước tiên

  6. Quy định về kẹp 3 xe máy

  7. Người đủ 16 tuổi mới được đi xe máy

  8. Nhận diện hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

 

Nào cùng bắt đầu với quy định đầu tiên nhé: Quy định về đèn vàng.

 

1. Luật giao thông Quy định về đèn vàng

Tại khoản 3 Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.
Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như sau:

  • Với xe ô tô: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng

  • Với xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

  • Với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Gặp đèn vàng, là phải dừng lại trước vạch dừng.

2. Quy định về vượt xe 

Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Khi vượt, các phương tiện phải vượt bên trái, chỉ được vượt bên phải trong 3 trường hợp sau đây:

  • Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

  • Khi xe điện đang chạy giữa đường.

  • Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Vượt xe không đúng quy định là một lỗi giao thông nghiêm trọng và bị xử phạt khá cao từ 2.000.000 đến 3.000.000 VNĐ.

Quy định mới nhất về vượt xe mà ai cũng nên biết!

3. Quy định về cấm lùi

Điều 16 Luật giao thông đường bộ quy định, không được lùi xe tại các địa điểm sau:

  • Ở khu vực cấm dừng

  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

  • Nơi đường bộ giao nhau

  • Nơi đường bộ giao với đường sắt

  • Nơi tầm nhìn bị che khuất

  • Trong hầm đường bộ

  • Đường cao tốc

Đọc các điều khoản trên, hẳn các bạn còn nhớ đến vụ Inova lùi xe trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên gây tai nạn thương tâm và liên lụy đến tài xế xe Cont phải không? Vậy các bác tài hãy lưu ý, tránh trường hợp trên để xảy ra tai nạn đáng tiếc cho mình và những người khác nhé!

Theo điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp xe ô tô lùi xe sai quy định, sẽ bị phạt như sau:

  • Lùi xe sai quy định trên đường bộ sẽ bị phạt 300.000 đến 400.000 VNĐ, trong trường hợp gây tai nạn, tài xế sẽ bị ước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Lùi xe trên đường cao tốc, mức phạt lên tới 800.000 VNĐ đến 1.200.000 VNĐ, và bị tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Có tới 7 khu vực cấm lùi, bạn đã nắm được chưa?

4. Quy định về dừng, đỗ xe

Nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau: Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Theo 46/2016/NĐ-CP , các trường hợp dừng độ xe sai quy định, tùy từng mức độ nghiệm trọng sẽ bị phạt theo 4 mức như sau:

  • Từ 100.000  đến 200.000 VNĐ

  • Từ 300.000  đến 400.000 VNĐ

  • Từ 600.000 đến 800.000 VNĐ

  • Từ 800.000 đến 1.200.000 VNĐ

Nên nhớ: phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m


 

5. Xe chữa cháy được đi trước tiên

Theo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác; sau đó là lần lượt là xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

Vậy, khi không nhường đường cho xe chữa cháy, xe ưu tiên sẽ bị phạt thế nào?

  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: phạt tiền 500.000 đến 1.000.000 VNĐ và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng: phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 VNĐ.

  •  Đối với người điều khiển xe ô tô: phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 VNĐ và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên với các loại xe khác


 

6. Chỉ được kẹp 3 trên xe máy trong 1 số trường hợp

Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe… - theo Điều 30.

Trong trường hợp chở quá 2 người trên xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 VNĐ, chở theo 3 người trở lên trên xe, mức phạt sẽ tăng lên từ 200.000 đến 400.000 VNĐ

Kẹp 3 hợp pháp: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.

 

7. Luật giao thông quy định người đủ 16 tuổi mới được đi xe máy

Điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi.

  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

  • Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 46, người điều khiển xe gắn máy không đủ tuổi sẽ bị phạt như sau:

  • Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phạt cảnh cáo.

  • Với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: phạt từ 400.000 - 600.000 VNĐ khi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh:  50 cm3.

Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3


 

8. Nhận diện hiệu lệnh của người cảnh sát giao thông

Theo khoản 2 Điều 10 Luật giao thông, hiệu lệnh của người điều kiện giao thông bao gồm:

  • Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;

  • Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi

  • Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẻ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Trong trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, hoặc người kiểm soát giao thông:

  • Đối với người điều khiển ô tô: Phạt tiền 800.000 đến 1.200.000 VNĐ, ngoài ra bị tước bằng lái xe đến 2 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền 200.000 đến 400.000 VNĐ
  • Đối với người điều khiển máy kéo, xe chuyên dụng: mức phạt là từ 400.000 đến 600.000 VNĐ.

Bạn có chắc mình đã hiểu được hiệu lệnh của người điều khiển giao thông chưa?


 

Trên đây là 8 thông tin mới nhất trong Bộ luật giao thông đường bộ mới nhất năm 2019. Những quy định bạn không những cần nhớ mà còn phải nghiêm túc chấp hành.

Nếu còn góp ý hoặc bổ sung thêm những quy định mới, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi bằng cách điền vào mẫu sau LIÊN HỆ.

Chúc mọi người luôn vững tay lái, an toàn trên mọi nẻo đường!

 

Thông tin về NetLoading

Từ vấn đề xe tải chiều về trống hàng trong vận chuyển liên tỉnh cùng với tỷ lệ quá cao của chi phí Logistics trong GDP, giải pháp NetLoading ban đầu là Ứng dụng kết nối những xe tải chiều về trống hàng với các chủ hàng. Qua đó:

◙ Giúp Chủ hàng tìm xe nhanh hơn, cước rẻ hơn ĐẾN 50%

◙ Giúp Chủ xe giảm tỷ lệ xe trống, tăng doanh thu ĐẾN 30%

Để sử dụng giải pháp NetLoading, bạn vui lòng liên hệ:


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí